Tranh chấp giữa luật sư và khách hàng

Dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ pháp lý được hiểu là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng dịch vụ: Theo quy định tại Điều 513 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý: Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một quy định nào thể hiện thế nào là hợp đồng dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên có thể khái quát khái niệm như sau:

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một loại hợp đồng thuộc ngành dịch vụ nghề nghiệp, theo đó bên luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thuê luật sư, còn bên thuê luật sư phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận,

Các chủ thể có thể cung ứng dịch vụ pháp lý: tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, văn phòng Thừa phát lại, Tổ chức trọng tài thương mại.

Luật luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 26 Luật luật sư năm 2006 và Bộ luật dân sự năm 2015 có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư. cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí , cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thoả thuận khác”.

tranh-chap-giua-luat-su-va-khach-hang
Tranh chấp giữa luật sư và khách hàng

Như vậy, Hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng về phạm vi dịch vụ pháp lý mà Luật sư thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Hợp đồng được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng dân sự, phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình sự và Luật Luật sư.

Khi tiếp nhận vụ việc theo yêu cầu của khách hàng hai bên phải ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan Tiến hành tố tụng và Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo Hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Nội dung Hợp đồng phải có các điều khoản cơ bản sau đây:

tranh-chap-giua-luat-su-va-khach-hang
Tranh chấp giữa luật sư và khách hàng

1. Thông tin của các bên

Bao gồm:

Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng; họ tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức hành nghề Luật sư, họ tên, chức vụ của người đại diện Tổ chức hành nghề Luật sư hoặc họ tên, địa chỉ, số điện thoại của Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

2. Nội dung dịch vụ

Đây là phạm vi công việc mà Luật sư và khách hàng thỏa thuận như bào chữa cho ai, trong giai đoạn nào, thuộc vụ án nào; Luật sư sẽ thực hiện những công việc gì ?…

3. Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Trong vụ án hình sự, thời hạn thực hiện Hợp đồng phụ thuộc vào diễn biến của các giai đoạn tố tụng, vì vậy Luật sư không nên ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng theo ngày, tháng cụ thể. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu ghi thời hạn thực hiện Hợp đồng bằng ngày, tháng, năm cụ thể thì Luật sư cần giải thích để khách hàng hiểu và thống nhất trước khi ghi vào Hợp đồng. Việc xác định thời hạn thực hiện Hợp đồng nên ghi theo giai đoạn mà khách hàng mới Luật sư tham gia, ví dụ: “Kết thúc giai đoạn điều tra” hoặc “Kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm”.

4. Quyền, nghĩa vụ của các bên

Đây là một nội dung rất quan trọng nên Hợp đồng bắt buộc phải có các điều khoản về nội dung này. Khi tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự cụ thể, các quyền và nghĩa vụ của Luật sư được xác định theo quy định tại BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của Luật sư người bảo vệ, đồng thời không được phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm[1]. Luật sư không được ghi vào Hợp đồng nghĩa vụ phải bảo đảm kết quả của vụ án theo yêu cầu của khách hàng. Các quyền và nghĩa vụ của khách hàng với mục đích hợp tác, hỗ trợ cho Luật sư thực hiện việc bào chữa bảo vệ cũng cần ghi cụ thể như: Cung cấp một cách trung thực và chính xác các tài liệu, chứng cứ mà mình có; phối hợp với Luật sư trong việc tìm các nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tố tụng của mình; trả thù lao đầy đủ, đúng kỳ hạn, được Luật sư cung cấp và bảo đảm chất lượng dịch vụ, v.v…

5. Phương thức tính và mức thù lao cụ thể, các khoản và bảo đảm chất lượng dịch vụ…

Thù lao Luật sư cũng là một nội dung chính trong Hợp đồng, vì vậy Hợp đồng phải ghi rõ mức thù lao, phương thức tính thù lao (trọn gói hay theo giờ làm việc) và tiến độ thanh toán thù lao trong trường hợp thù lao được trả làm nhiều lần. Tiền thù lao được trả bằng đồng Việt Nam, không được ghi hoặc trả bằng ngoại tệ, kể cả việc ghi ngoại tệ nhưng quy đổi ra đồng Việt Nam và thanh toán thực tế bằng đồng Việt Nam. Ngoài ra, Hợp đồng cũng cần có điều khoản về chi phí khác ngoài thù lao (chi phí đi lại, ăn ở…) và quy định loại trừ những khoản chi khác ngoài thù lao (thuế VAT, lệ phí, án phí…mà khách hàng phải nộp). Hợp đồng dịch vụ cũng có thể có điều khoản về “hứa thưởng” nhưng cần ghi rõ công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội, vì vậy cần chú ý khi soạn thảo hợp đồng để điều khoản này không bị hiểu lầm thành điều khoản cam kết của Luật sư với khách hàng về bảo đảm kết quả.

6. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng cũng cần có điều khoản quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và quy định rõ các hậu quả của việc chấm dứt này (Luật sư có phải hoàn trả thù lao đã nhận không? Khách hàng có phải trả nốt các khoản thù lao chưa thanh toán không?…)

7. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của mỗi bên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Đây cũng là vấn đề ít được quan tâm, đề cập đến trong các Hợp đồng dịch vụ pháp lý nên khi xảy ra, thường làm phát sinh tranh chấp giữa tổ chức hành nghề Luật sư và khách hàng.

8. Phương thức giải quyết tranh chấp

Phương thức giải quyết tranh chấp là các biện pháp, cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa Luật sư với khách hàng. Khi quy định điều khoản này cần chú ý ưu tiên biện pháp hòa giải giữa hai bên. Khởi kiện tại Tòa án chỉ là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ mới phải áp dụng. Ngoài ra, cũng cần quy định ngay trong Hợp đồng Tòa án nào sẽ giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý lập bằng tiếng Việt Nam hoặc song ngữ (nếu khách hàng là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người đại diện pháp nhân là người nước ngoài). Tùy theo quốc tịch hoặc ngôn ngữ sử dụng của khách hàng, ngoài tiếng Việt ra, ngôn ngữ thứ hai trong Hợp đồng có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn… nhưng trong điều khoản về việc giải thích Hợp đồng và giải quyết tranh chấp Hợp đồng, nên chọn ngôn ngữ sử dụng để giải thích là tiếng Việt Nam và Tòa án giải quyết tranh chấp (nếu có) là Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam; nếu có tranh chấp Hợp đồng thì áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. Trên thực tế đã có trường hợp bào chữa cho người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam nhưng theo yêu cầu của khách hàng, Hợp đồng lại ghi chọn pháp luật và Tòa án nước ngoài (nước khách hàng đó mang quốc tịch) để giải quyết tranh chấp, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán thù lao như đã cam kết thì Luật sư Việt Nam không thể khởi kiện khách hàng đó ra Tòa án nước họ mang quốc tịch vì rào cản về ngôn ngữ, pháp luật cũng như chi phí theo đuổi vụ kiện…

Hội đồng luật sư toàn quốc xác định mối quan hệ pháp lý giữa luật sư với khách hàng là mối quan hệ quan trọng hàng đầu của luật sư và nghề luật sư. Quy tắc quan hệ với khách hàng (quy định tại Chương II Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc)

Tranh chấp giữa luật sư và khách hàng
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Luật sư phải có trách nhiệm, tận tâm trong việc thực hiện vụ việc của khách hàng; phải biết từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng; giải quyết xung đột về lợi ích và khi phải đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý thì luật sư, TCHNLS phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện lựa chọn luật sư khác, trên tinh thần tôn trọng khách hàng, quyền lợi của khách hàng, với thái độ ôn hòa, không sử dụng lời lẽ có tính chất xúc phạm đối với khách hàng, làm ảnh hưởng đến tín, uy danh dự nghề luật sư cũng như của khách hàng.(xem thêm: mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất)

Mối quan hệ pháp lý giữa luật sư với khách hàng trong vụ án hình sự

Mối quan hệ pháp lý giữa luật sư với khách hàng trong vụ án hình sự thường phát sinh thông qua các hình thức như:

– Khách hàng tự tìm đến luật sư

– Khách hàng tìm đến luật sư trong vụ án hình sự qua bạn bè, người quen, qua quảng cáo dịch vụ pháp lý;

– Qua chỉ định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong các trường hợp bắt buộc phải có luật sư tham gia.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS năm 2015 thì trong các trường hợp sau đây, nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thần thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

+ Bị can, bị cáo bị truy cửu TNHS về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. So với quy định của BLTTHS năm 2003 thi BLTTHS năm 2015 đã mở rộng trường hợp chỉ định người bào chữa đối với bị can, bị cáo bị truy cứu TNHS về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân.(xem thêm: mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh)

+ Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tàm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Mối quan hệ pháp lý giữa luật sư và khách hàng được xác lập thì sẽ làm phát sinh các hoạt động đặc thù của luật su như: gặp go bị can, bị cáo: nghiên cu hó sơ; trao đổi với cơ quan tien hành to tung, chuẩn bị luận cứ bào chữa, bảo vệ; tham gia tranh tụng tại phiên toà…

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư giữ vị trí quan trọng trong quá trình hành nghề của luật sư. Chính vì vậy, khi thiết lập quan hệ với khách hàng, luật sư không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, sức khỏe, khuyết tật, tình trạng tài sản khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng. Để mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng luôn tốt đẹp thì luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng và có trách nhiệm giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của khách hàng trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ. Khi nhận vụ việc, luật sư phải thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ, trong việc thực hiện yêu cầu của khách hàng. Luật sư không được chuyển giao vụ việc mà mình đang đảm nhận cho luật sư khác hoặc làm thay trừ trường hợp khách hàng đồng ý hoặc bất khả kháng. Việc cung cấp dịch vụ đối với khách hàng cần phải đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng pháp luật và tôn trọng nguyện vọng của khách hàng. Tôn trọng quyền lựa chọn của khách hàng không có nghĩa là cứ có yêu cầu của khách hàng (bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc tham gia bào chữa) thì luật sư không được từ chối. Ngược lại, nét văn hóa của luật sư trong việc tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng còn được thể hiện ở việc luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng chuyên môn và điểu kiện của mình trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Luật sư nhận việc không đúng với chuyên môn nghiệp vụ, không phù hợp với điều kiện của mình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dịch vụ pháp lý, đến quyền lợi của khách hàng, làm giảm lòng tin của khách hàng vào cá nhân luật sư đó và giới luật sư. Do vậy, luật sư cũng hoàn toàn có thể từ chối những nguyện vọng trái đạo đức, trái pháp luật. Đối với những khách hàng không tôn trọng luật sư, nghề luật sư, không tôn trọng pháp luật, muốn lợi dụng hình ảnh hoặc lợi dụng luật sư cung cấp chứng cứ giả, yêu cầu luật sư phải thực hiện những công việc không đúng chuẩn mực của nghề luật sư, thì luật sư hoàn toàn có quyền từ chối không nhận vụ việc của những khách hàng này. Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng là luật sư có thể đem đến cho khách hàng lời khuyên vô tư, không bị áp lực bởi ảnh hưởng từ bên thứ ba, khách hàng phải được lựa chọn luật sư bằng ý chí tự do của riêng mình và luật sư cũng không bị áp lực (áp lực tài chính, hoặc áp lực khác) tử một bên thứ ba nào có thể làm ảnh hưởng tới việc nhận lời hay từ chối bào chữa, bảo vệ cho khách hàng. Luật sư có quyển từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu yêu cầu của khách hàng không có căn cứ. Do vậy, nếu yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật, trái đạo dức xã hội hoặc nếu thực hiện yêu cấu đó dẫn đến việc luật sư vi phạm pháp luật hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư thì luật sử phải từ chối thực hiện yêu cầu của khách hàng.(tìm hiểu: hợp đồng tặng cho)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Related Posts

Related Posts

Tranh chấp giữa luật sư và khách hàng